• Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”

  • 2025/01/08
  • 再生時間: 9 分
  • ポッドキャスト

Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”

  • サマリー

  • Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”. Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie HebdoRiêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành. Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định ...
    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Vụ tấn công khủng bố tại tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo cách nay 10 năm đã khiến cả thế giới bàng hoàng, thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn ủng hộ tự do ngôn luận trên toàn thế giới. Vụ tấn công cũng đặt ra câu hỏi về giới hạn của tự do ngôn luận, đặc biệt tại những nước mà kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật, như ở Việt Nam, Trung Quốc hay một số nước Đông Nam Á khác. Nhìn từ khu vực Đông Nam Á, IFEX (International Freedom of Expression Exchange - một mạng lưới toàn cầu gồm các tổ chức cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do ngôn luận), trong một bài đăng, đưa ra bình luận về góc nhìn của vụ tấn công vào tạp chí Charlie Hebdo tại khu vực này. Bài đăng nhấn mạnh nơi đây “KHÔNG khoan dung” đối với các quan điểm khác biệt về chính trị, dù không bạo lực như vụ tấn công Charlie Hebdo, nhưng được hình sự hóa.Nhà nghiên cứu Prashanth Parameswaran, thuộc Chương trình châu Á tại Trung tâm Wilson, trong bài đăng trên The Diplomat, thì chỉ trích “tính giả tạo” của một số nước Đông Nam Á. Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên mạng Twitter (tên gọi cũ của X) tuyên bố đất nước đoàn kết với người dân Pháp, còn bộ Ngoại Giao Indonesia thì tuyên bố ủng hộ nỗ lực của Pháp nhằm “đưa những kẻ ác ra trước công lý”. Tại đất nước đa số Hồi giáo Indonesia, một người đàn ông đã bị bỏ tù vì tự tuyên bố là vô thần. Láng giềng Malaysia thì đã đưa ra luật chống kích động, để chống lại các chính trị gia đối lập các luật sư, nhà báo…. Hai nước này vẫn tiếp tục đàn áp các biên tập viên, họa sĩ biếm họa và những công dân khác trong nước vì thực hiện quyền tự do ngôn luận giống như Charlie Hebdo được hưởng. Ví dụ, biên tập viên của tờ The Jakarta Post, Meidyatama Suryodiningrat và họa sĩ truyện tranh gây tranh cãi người Malaysia Zunar - đều đang bị quản thúc tại gia vì những bức biếm họa bị coi là “xúc phạm đến sự nhạy cảm của công chúng”.Thái Lan cũng đã áp dụng lệnh cấm chỉ trích chính quyền quân sự và chế độ quân chủ trên các phương tiện truyền thông. Những nhà bất đồng chính kiến thường xuyên bị bỏ tù, buộc phải lưu vong, và thậm chí bị bịt miệng ngay cả sau khi họ đã rời khỏi nước.Tổ chức IFEX cho rằng, ở các quốc gia này, bao gồm cả Singapore, kiểm duyệt các phương tiện truyền thông và tự kiểm duyệt nhằm phục vụ cho lợi ích Nhà nước và quyền lực chính trị.Đọc thêmĐông Nam Á : Lên án vòng vo vụ tấn công báo Charlie HebdoRiêng về Việt Nam, chỉ trích Nhà nước là phạm tội hình sự và kiểm duyệt báo chí là vấn đề thường nhật. Hà Nội được biết đến với nhiều cuộc đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và bỏ tù những blogger chỉ trích tham nhũng trong chế độ hiện hành. Liên quan đến vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo cách nay 10 năm, ông X một cựu nhà báo, từng cộng tác cho Tuổi Trẻ Cười xin ẩn danh, đưa ra nhận định với RFI Tiếng Việt : “Từ đêm 11/1 tới lúc 1 giờ 5 phút ngày 12/1/2015, tôi theo dõi khá sát cuộc tuần hành lịch sử ở Pháp, với sự tham gia của gần một triệu rưỡi người tại Paris và nhiều tỉnh, thành phố khác (bày tỏ ủng hộ Charlie). Cùng lúc, điểm lại làng báo Việt Nam thì thấy chỉ có mỗi báo điện tử Pháp Luật TP.HCM Online tường thuật về cuộc tuần hành này, còn nhiều báo lớn, như Tuổi Trẻ Online, sau khi tường thuật về vụ bắt con tin ở Paris thì đêm đó không có một dòng nào về sự kiện lịch sử này. Trên vị trí vedette của các tờ báo điện tử khác, chỉ thấy giựt tin... thí sinh Tài năng Việt uống nhầm a-xít,…, hệt như mấy báo lá cải. Chi tiết này khiến tôi đặt ra vấn đề: Liệu có phải nhiều tờ báo điện từ, nội bộ nhiều báo đã “tự kiểm duyệt”, hoặc đã được nhắc nhở không nói nhiều thêm về vụ “ủng hộ Charlie Hedo” chăng ?Làng biếm họa Việt Nam, khoảng trên dưới chục người hành nghề chuyên nghiệp, cũng thường phải đối mặt với “tự kiểm duyệt” và “kiểm duyệt”. Theo ông X, nếu xét các tiêu chí một cách định ...

Vụ Charlie Hebdo : Phải chăng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt thể hiện “văn hóa tôn trọng lẫn nhau”に寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。