• Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris

  • 2024/12/24
  • 再生時間: 10 分
  • ポッドキャスト

Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Paris

  • サマリー

  • Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque. Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ».Thoát nạn hỏa thầnNhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình : « Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899). Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :« Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ». « Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :« Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệuNhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị ...
    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Nhờ một phép lạ, Đại Phong Cầm của Nhà Thờ Đức Bà Paris vẫn nguyên vẹn hình hài trong vụ hỏa hoạn năm 2019. Năm năm sau, Notre Dame de Paris tái sinh, nhạc cụ với bề dày hơn 600 năm lịch sử này vươn vai thức dậy. Từng chứng kiến và gắn liền với những thăng trầm trong lịch sử Paris, đàn lại cất tiếng ngân vang trong các thánh lễ trọng đại, trong những buổi lễ cầu nguyện thường ngày hay trong những chương trình hòa nhạc baroque. Để có được thời khắc tổng giám mục Paris Laurent Ulrich « đánh thức » Đại Phong Cầm trong lễ mừng Notre Dame de Paris mở cửa trở lại, hôm 07/12/2024, trước sự chứng kiến của hàng trăm quan khách trong khuôn viên nhà thờ và toàn thế giới, trong 5 năm qua, trên dưới gần 30 nghệ nhân đã tận tụy trùng tu, phục dựng cây đàn. Đúng hẹn, Nhà Thờ Đức Bà Paris tìm lại được « hơi thở » và « tiếng nói ».Thoát nạn hỏa thầnNhạc sĩ organ Olivier Latry là một trong bốn tay đàn chính thức của Notre Dame de Paris. Đêm 15/04/2019, cả thế giới đã bất lực hướng về Paris nơi nhà thờ Gothique cổ kính ngự tọa trên đảo Ile de la Cité từ hơn 800 năm qua, ngùn ngụt khói lửa, Olivier Latry không tài nào chợp mắt. Hơn ai hết, ông biết rằng cây « đại phong cầm đẹp nhất thế giới » nguy nga đồ sộ, gắn bó với ông trên dưới 40 năm, phút chốc có thể chỉ còn là tro bụi.Là một trong những người chịu trách nhiệm về công tác phục chế đàn sau hỏa hoạn, Christian Lutz nói qua về nhạc cụ ngoại hạng gắn liền với Nhà Thờ Đức Bà Paris như bóng với hình : « Nhìn từ góc độ lịch sử, đàn organ ở Notre-Dame de Paris là nhạc cụ quan trọng vào bậc nhất. 500 năm lịch sử của dòng đại phong cầm tại Pháp tích tụ cả về đây. Cây đàn này còn là một nhạc cụ quá khổ, với gần 8000 ống, cao như một tòa nhà ba tầng. Không cây đàn nào khác ở Pháp có được kích cỡ như vậy ».Những dữ liệu lịch sử của Notre Dame de Paris cho thấy, từ năm 1357, nhà thờ đã có một cây đàn ở đúng vị trí như hiện tại … Vóc dáng và bộ mặt của cây đàn ngày nay phần lớn tồn tại từ những công sức của các nghệ nhân thế kỷ thứ 18 dưới sự điều khiển của nhà làm đàn và cũng là một kiến trúc sư, với tài trạm trổ ngoại hạng, Aristide Cavaillé Coll (1811-1899). Phép lạ đầu tiên, đó là sau một cuộc đọ sức và đấu trí suốt 15 tiếng đồng hồ, đội lính cứu hỏa đã khống chế được thần lửa. Notre Dame de Paris bị tổn thương nhưng vẫn còn đó. Phép lạ thứ hai được ông Bertrand Cattiaux, một « mối thâm giao » với cây đại phong cầm Nhà Thờ Đức Bà Paris, nêu bật :« Đàn đại phong cầm không bị bén lửa, không bị tạt nước trong công tác dập tắt đám cháy, nhưng do một phần mái Nhà Thờ Đức Bà bị thủng sau hỏa hoạn, cho nên là cây đàn bị lộ thiên. Có nghĩa là bị ẩm ướt vào trong mùa đông lạnh giá và bị những khác biệt về nhiệt độ ngoài trời làm hỏng ». « Le Grand Orgue de Notre Dame de Paris » nhìn qua vẫn nguyên vẹn hình hài. Nhạc sĩ Olivier Latry được an ủi phần nào :« Thật là một phép lạ. Với đám cháy như vậy mà hàn thử biểu đặt trong cây đàn cho thấy nhiệt độ chỉ dừng lại ở 17 độ C hôm Nhà Thờ Đức Bà bị thần hỏa tới thăm. Với đám cháy như vậy, đàn có thể bị cháy, các ống kim loại có thể bị tan chảy. Lính cứu hỏa phun nước dập tắt đám cháy có thể làm cho đàn bị ngập nước… Nhưng tất cả những kịch bản đó đã không hề xảy ra (...) Trong cái rủi có cái may. Đành rằng sườn trên phần mái nhà thờ đã bị thiêu rụi nhưng giờ đây, Notre-Dame de Paris lộng lẫy hơn xưa và nhất là nếu không có vụ hỏa hoạn hồi 2019 thì không thể nào trong 15 ngày mà chúng ta có thể huy động 850 triệu euro để trùng tu Nhà Thờ Đức Bà Paris »Organ, một cỗ máy tinh vi và kỳ diệuNhưng khi đến gần ta sẽ thấy một lớp bụi chì, phủ lên khắp thân đàn, lên toàn bộ 7.952 ống đàn bằng kim loại, 5 bàn phím, trên 110 thanh kéo và cả ở bên trong cây đàn có kích cỡ đồ sộ như một tòa nhà ba tầng. Như vừa nói ở trên, một phần nóc nhà thờ bị hư hại, đàn bị ...

Những phép lạ chung quanh cây Đại Phong Cầm hơn 600 năm tuổi của Nhà Thờ Đức Bà Parisに寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。