• Doanh nghiệp lúng túng khi muốn đưa vải thiều xuất khẩu

  • 2023/02/16
  • 再生時間: 4 分
  • ポッドキャスト

Doanh nghiệp lúng túng khi muốn đưa vải thiều xuất khẩu

  • サマリー

  • Thị trường xuất khẩu đã mở, nhưng con đường để doanh nghiệp đưa quả vải Việt tới các thị trường lớn, mang lại giá trị gia tăng cao không hề dễ dàng.

    Còn khoảng 10 ngày nữa, vải thiều Bắc Giang, Thanh Hà (Hải Dương) sẽ vào chính vụ. Sau thành công ban đầu năm 2015, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục nhắm tới những thị trường tiềm năng nhưng khó tính như Mỹ, Australia, Nhật... để đưa những quả vải đạt chuẩn của người nông dân xuất ngoại. Ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, để có mặt tại những thị trường này, quả vải Việt phải vượt qua quy trình kiểm dịch thực vật, soi chiếu an ninh...Tại cuộc họp giữa Cục Hàng không Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nhằm tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu vải đầu tuần này, bà Đặng Thị Thanh Hải - Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty CP quốc tế logistic Hoàng Hà cho biết đây là năm thứ 2 doanh nghiệp làm đại diện xuất khẩu vải đi Australia. Tuy nhiên, khi vải đã sắp vào mùa, đơn vị này vẫn “như ngồi trên đống lửa” khi vướng quá nhiều thứ thủ tục.
    Vướng mắc của doanh nghiệp nảy sinh khi trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội được đưa vào sử dụng từ năm nay, từ chối yêu cầu kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem an ninh trên từng kiện vải sau chiếu xạ tại trung tâm và yêu cầu doanh nghiệp tự liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan để được giải quyết.

    Đại diện doanh nghiệp cho biết hơn nửa tháng nay đã chạy vạy, gõ cửa nhiều cơ quan liên quan nhưng đều không được giải quyết. “Nói thật là doanh nghiệp không biết phải tìm tới ai, hỏi tới cơ quan nào để được giải đáp thoả đáng, vì ở đâu cũng nói không có cơ chế, chính sách thực hiện. Cực chẳng đã, Hoàng Hà phải gửi đơn lên Cục Hàng không Việt Nam nhờ hỗ trợ”, bà Thanh Hải than thở.

    Do đó, doanh nghiệp đề nghị phía cơ quan an ninh hàng không hỗ trợ cử nhân viên tới cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội để kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem niêm phong hàng sau chiếu xạ và vận chuyển lên Nội Bài, như quy trình đã làm trong TP HCM.

    “Riêng chi phí vận chuyển, chiếu xạ… đã chiếm khá nhiều trong giá thành quả vải, làm giảm tính cạnh tranh của quả vải thiều Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Australia”, bà Hải lo lắng và đề nghị Vietnam Airlines nghiên cứu, đưa ra cơ chế giá ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp.

    Trước kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Linh - Trưởng phòng An ninh (Cục Hàng không Việt Nam) cho hay, quy trình pháp luật hoàn toàn cho phép việc kiểm tra, giám sát an ninh tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không và thực tế đã triển khai đối với sản phẩm xuất khẩu của Samsung tại Bắc Giang, Thái Nguyên…. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải đề nghị và ngồi lại cùng cơ quan chức năng để xây dựng quy chế làm việc. Vị trưởng phòng an ninh cho biết, để ra được quy chế này không thể “ngày một, ngày hai” mà có khi tới cả tháng trời.

    続きを読む 一部表示

あらすじ・解説

Thị trường xuất khẩu đã mở, nhưng con đường để doanh nghiệp đưa quả vải Việt tới các thị trường lớn, mang lại giá trị gia tăng cao không hề dễ dàng.

Còn khoảng 10 ngày nữa, vải thiều Bắc Giang, Thanh Hà (Hải Dương) sẽ vào chính vụ. Sau thành công ban đầu năm 2015, doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục nhắm tới những thị trường tiềm năng nhưng khó tính như Mỹ, Australia, Nhật... để đưa những quả vải đạt chuẩn của người nông dân xuất ngoại. Ngoài việc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, để có mặt tại những thị trường này, quả vải Việt phải vượt qua quy trình kiểm dịch thực vật, soi chiếu an ninh...Tại cuộc họp giữa Cục Hàng không Việt Nam và các bộ, ngành liên quan nhằm tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu vải đầu tuần này, bà Đặng Thị Thanh Hải - Phó giám đốc Chi nhánh Hà Nội, Công ty CP quốc tế logistic Hoàng Hà cho biết đây là năm thứ 2 doanh nghiệp làm đại diện xuất khẩu vải đi Australia. Tuy nhiên, khi vải đã sắp vào mùa, đơn vị này vẫn “như ngồi trên đống lửa” khi vướng quá nhiều thứ thủ tục.
Vướng mắc của doanh nghiệp nảy sinh khi trung tâm chiếu xạ tại Hà Nội được đưa vào sử dụng từ năm nay, từ chối yêu cầu kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem an ninh trên từng kiện vải sau chiếu xạ tại trung tâm và yêu cầu doanh nghiệp tự liên hệ với các cơ quan chức năng liên quan để được giải quyết.

Đại diện doanh nghiệp cho biết hơn nửa tháng nay đã chạy vạy, gõ cửa nhiều cơ quan liên quan nhưng đều không được giải quyết. “Nói thật là doanh nghiệp không biết phải tìm tới ai, hỏi tới cơ quan nào để được giải đáp thoả đáng, vì ở đâu cũng nói không có cơ chế, chính sách thực hiện. Cực chẳng đã, Hoàng Hà phải gửi đơn lên Cục Hàng không Việt Nam nhờ hỗ trợ”, bà Thanh Hải than thở.

Do đó, doanh nghiệp đề nghị phía cơ quan an ninh hàng không hỗ trợ cử nhân viên tới cơ sở chiếu xạ tại Hà Nội để kiểm tra, giám sát an ninh, dán tem niêm phong hàng sau chiếu xạ và vận chuyển lên Nội Bài, như quy trình đã làm trong TP HCM.

“Riêng chi phí vận chuyển, chiếu xạ… đã chiếm khá nhiều trong giá thành quả vải, làm giảm tính cạnh tranh của quả vải thiều Việt Nam so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Australia”, bà Hải lo lắng và đề nghị Vietnam Airlines nghiên cứu, đưa ra cơ chế giá ưu đãi để hỗ trợ doanh nghiệp.

Trước kiến nghị của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Linh - Trưởng phòng An ninh (Cục Hàng không Việt Nam) cho hay, quy trình pháp luật hoàn toàn cho phép việc kiểm tra, giám sát an ninh tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không và thực tế đã triển khai đối với sản phẩm xuất khẩu của Samsung tại Bắc Giang, Thái Nguyên…. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp phải đề nghị và ngồi lại cùng cơ quan chức năng để xây dựng quy chế làm việc. Vị trưởng phòng an ninh cho biết, để ra được quy chế này không thể “ngày một, ngày hai” mà có khi tới cả tháng trời.

Doanh nghiệp lúng túng khi muốn đưa vải thiều xuất khẩuに寄せられたリスナーの声

カスタマーレビュー:以下のタブを選択することで、他のサイトのレビューをご覧になれます。