-
Báo cáo của Tòa Thánh: Bảo vệ trẻ vị thành niên và những bất cập trong thực hiện
- 2024/12/11
- 再生時間: 9 分
- ポッドキャスト
-
サマリー
あらすじ・解説
Ngày 29/10/2024, Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên đã công bố báo cáo thường niên đầu tiên – Tutela Minorum – bằng tiếng Latinh, về việc các thành phần khác nhau của Giáo hội áp dụng các biện pháp chống bạo lực tình dục đối với trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương. Tài liệu cho thấy việc thực hiện không đồng đều giữa các quốc gia. Báo cáo này được thực hiện bằng việc phỏng vấn các giám mục về Roma viếng thăm ad limina theo định kỳ. Trong phần tạp chí hôm nay, linh mục Phạm Hoàng Dũng từ Liège, Bỉ, trình bày về vấn đề này:Báo cáo đã được chờ đợi hơn hai năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên (PCPM) cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn cầu về cuộc chiến chống lại bạo lực tình dục trong Giáo hội. Đức Hồng Y Seán Patrick O'Malley, chủ tịch ủy ban, trong buổi công bố báo cáo đã trực tiếp thừa nhận với các nạn nhân và « những người sống sót » là « đã có đủ những lời nói suông » và « chưa làm gì đầy đủ » đối với những vụ việc này.Sự thiếu minh bạchTrước tiên là đề nghị « thúc đẩy tốt hơn việc tiếp cận thông tin của nạn nhân/người sống sót – survivor », nhằm đảm bảo rằng nạn nhân bị lạm dụng có quyền xem thông tin mà các cơ quan của Giáo hội nắm giữ về họ, đồng thời tôn trọng luật bảo vệ dữ liệu. Bởi vì một trong những ưu tiên cao nhất mà các nạn nhân bị lạm dụng bày tỏ là quyền được « tiếp cận sự thật ». PCPM đang yêu cầu Giáo hội hỗ trợ, thay vì cản trở, các nạn nhân khi họ tìm kiếm sự thật thông qua một hệ thống thường khó điều khiển.Báo cáo nhấn mạnh đến « nhu cầu củng cố và làm rõ các thẩm quyền của các Bộ thuộc Giáo triều (Curie) Roma, nhằm đảm bảo quản lý hiệu quả, kịp thời và nghiêm ngặt các trường hợp lạm dụng được chuyển đến Tòa thánh ». Tính minh bạch trong các thủ tục và các tiến trình pháp lý của các vụ việc được chuyển đến các bộ xử lý để không làm mất lòng tin của cộng đoàn tín hữu.Báo cáo kêu gọi Giáo hội áp dụng “một định nghĩa thống nhất hơn” về “tính dễ bị tổn thương - vulnerabilité” - một khái niệm cơ bản trong việc bảo vệ công lý ở thế kỷ 21, đồng thời đề nghị « một quy trình hợp lý hóa để bãi nhiệm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản cho việc từ chức hoặc cách chức một nhà lãnh đạo Giáo hội khi cần thiết »Các báo cáo viên đã chỉ ra rằng các chuẩn mực đang được áp dụng một cách không nhất quán và không minh bạch trên toàn thế giới, gây thiệt hại xung quanh việc cách chức giám mục.Chính sách bồi thường và cách biệt trong thực hiệnMột vấn đề khác cũng được báo cáo nhấn mạnh đến là việc xác định thiệt hại và chính sách bồi thường cho các nạn nhân, xem đây như là một phần trong cam kết của Giáo hội đối với hành trình chữa lành nạn nhân/người sống sót. Các tác giả báo cáo cho rằng « việc bồi thường không chỉ giới hạn ở khía cạnh tài chính, mà bao gồm nhiều hành động rộng hơn nhiều », kể cả xin lỗi công khai.Văn bản này cũng nêu bật hiện tượng quyền tiếp cận các quỹ bồi thường giữa các châu lục là không đồng đều. Báo cáo viết : « Trong khi một số khu vực của châu Mỹ, châu Âu và châu Đại Dương được hưởng lợi từ các nguồn lực đáng kể có sẵn để bảo vệ, thì phần một quan trọng của Trung – Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu lại không có đủ nguồn lực chuyên dụng ».Thực lực kinh tế, tỷ lệ người Công giáo, nền tảng văn hóa tại một quốc gia hiển nhiên là những yếu tố chính dẫn đến hiện tượng cách biệt phân bổ nguồn lực, do vậy, báo cáo kêu gọi một sự chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thông qua sáng kiến Memorare của PCPM, được Hội đồng Giám mục Ý hậu thuẫn.Cuối cùng, để cuộc chiến chống lạm dụng có hiệu quả, Giáo hội cần có « một tầm nhìn thống nhất về thần học – mục vụ ». Văn bản viết, xin trích : « Ủy ban tin rằng điểm kết thúc mong muốn có thể là một ...