-
10 năm sau thảm kịch Charlie Hebdo, tự do ngôn luận vẫn là một dấu hỏi tại Pháp
- 2025/01/03
- 再生時間: 9 分
- ポッドキャスト
-
サマリー
あらすじ・解説
Cách nay 10 năm, ngày 07/01/2015, nước Pháp đã trải qua một cú sốc kinh hoàng trước vụ thảm sát tại tòa sạn báo châm biếm Charlie Hebdo do anh em nhà Kouachi thực hiện, khiến cả thế giới bàng hoàng. Liệu 10 năm sau, tờ báo biếm họa trào phúng trở thành tượng đài tự do ngôn luận ở Pháp, bị khủng bố tấn công, có còn tiếp tục tạo ra tiếng cười đối với mọi chủ đề mà không bị đe dọa ? Thảm kịch bắt đầu vào sáng ngày 07/01/2015, hai anh em Said Kouachi và Chérif Kouachi, được cho là có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã mang theo súng trường tấn công vào văn phòng tòa soạn của Charlie Hebdo trong giờ họp. Vụ tấn công diễn ra trong 10 phút, đã tước đi sinh mạng của 12 người, 8 trong số là các thành viên của toà soạn, các hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa Cabu, Charb (tổng biên tập), Honoré, Tignous và Wolinski, cùng nhà tâm lý học Elsa Cayat và nhà kinh tế học Bernard Maris, người hiệu đính Mustapha Ourrad. 11 người khác bị thương, trong đó có 4 người bị thương nặng.Ngay trong tối cùng ngày, hàng nghìn người Pháp đã tập trung, đứng dưới khẩu hiệu “Je suis Charlie – Tôi là Charlie”, trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận và sự đoàn kết. Đến ngày 11/1, khoảng 4 triệu người đã xuống đường để tưởng nhớ tổng cộng 17 người bị sát hại vào các ngày 7, 8 và 9 tháng 1/2015, là các nhà báo, cảnh sát, những người Pháp theo đạo Do Thái, thiệt mạng, trong vụ tấn công vào một siêu thị ở Porte de Vincennes, gần ngoại ô Paris.Đọc thêmPhương Tây bảo vệ quyền châm biếm của Charlie Hebdo, các nước Hồi giáo ôn hòa Châu Á lo ngạiVụ tấn công đánh dấu khởi đầu của mỗi chuỗi các vụ khủng bố liên hoàn sau đó, vào ngày 13/11/2015 tại Paris, ngày 14/7 năm 2016 tại Nice… Vào năm 2020, khi Charlie Hedbo đăng lại những bức tranh biếm họa về Mohammed nhân các phiên tòa xét xử vụ tấn công, một bộ phận thế giới Hồi giáo một lần nữa lại phẫn nộ chống lại Pháp. Vào tháng 09/2020, một người Pakistan đã thực hiện một vụ tấn công trước văn phòng cũ của Charlie. Một tháng sau đó, một kẻ khủng bố gốc Chechenia đã ám sát Samuel Paty một cách tàn bạo, sau khi giáo viên lịch sử này cho xem những bức tranh biếm họa trong lớp. Theo tuần san Nouvel Obs, “bóng tối của ngày 07/01/2015 - những mối đe dọa tiềm ẩn trong các hành động khủng bố, cho đến nay vẫn còn đó ”. Tại Pháp, các hồ sơ điều tra về khủng bố thánh chiến chiếm 87% tại Văn phòng Công tố Chống Khủng bố Quốc gia.Nỗi sợ hãi vẫn còn đó10 năm sau thảm kịch, các nhà báo và hoạ sĩ tranh biếm họa của Charlie Hebdo vẫn tiếp tục phải sống chung với những đe dọa khi hành nghề, được cảnh sát túc trực bảo vệ, nhưng cuộc đấu tranh bằng cây cọ, ngòi bút vẫn tiếp tục. Kể từ sau vụ tấn công tháng 01/2015, địa chỉ mới của tòa soạn hoàn toàn được giữ kín, người ngoài khó có thể tiếp cận, ngay cả với những đồng nghiệp trong giới nhà báo. Bởi Charlie vẫn luôn bị đe dọa.Thế nhưng, điều này không ngăn cản tờ báo châm biếm tổ chức một cuộc thi vẽ tranh biếm họa về Thượng Đế, mời họa sĩ từ khắp nơi trên thế giới tham gia. Trả lời RFI Pháp ngữ, ông Gerard Biard, tổng biên tập của tờ báo, đã nhận được một số bức tranh dự thi, và cho biết : “ Những bức tranh biếm họa thú vị nhất là những tác phẩm không cần lời, bởi vì như vậy cả thế giới có thể hiểu được mà không cần phải dịch thuật. Đó là loại tranh rất khó vẽ, và khó thành công, nhưng một khi đã làm được thì không gì có thể so sánh được”.Cuộc thi này được xem như là một “thước đo nhiệt độ”, để “trấn an về tình trạng sức khỏe của bức tranh biếm họa,” mười năm sau cuộc tấn công. Tổng biên tập báo Charlie Hebdo cho biết rất mong đợi, xem là những bức tranh biếm họa độc đáo nhất đến từ quốc gia nào, nền văn hóa nào. Bởi dù có ở đâu trên quả địa cầu này, “ai cũng có thể cười về Thượng Đế, và không có ai, ngay cả những người có đức tin, là chưa từng báng bổ cả”. Những bức tranh biếm họa độc đáo nhất từ cuộc ...